Trám răng sâu chính là giải pháp đơn giản và nhanh nhất để giải quyết tình trạng sâu răng. Bởi một phần hoặc toàn bộ cấu trúc của răng bị phá hủy, khiến răng bị mẻ hoặc vỡ ra gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Tại sao nên trám răng sâu?
- Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sâu chủ yếu là do sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh cùng với các acid do thức ăn bám lâu ngày, tạo nên các lỗ trống nhỏ trên bề mặt răng.
- Các lỗ sâu răng nếu không được điều trị, để lâu ngày sẽ ngày càng nghiêm trọng gây nên tình trạng răng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai hằng ngày.
- Biện pháp đơn giản nhất để khắc phục tình trạng răng sâu hiệu quả nhất là tiến hành hàn trám răng sâu. Các lỗ sâu răng sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh, lấy lại được tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Ưu điểm của phương pháp trám răng sâu
- Thời gian thực hiện nhanh chóng.
- Loại bỏ các khuyết điểm về răng sâu, thưa, sứt mẻ,… đem đến hàm răng trắng sáng đều đẹp.
- Ăn nhai tốt, lực nhai khỏe, không ê buốt khi ăn nhai các vật nóng hoặc lạnh.
- Độ bền duy trì được lâu.
- Chất liệu trám có màu sắc tự nhiên, khó phân biệt được với răng thật.
- An toàn, không gây ra các phản ứng hóa học với cơ thể.
Tuy nhiên, trám răng không phải là phương pháp hữu hiệu nhất để chấm dứt tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ. Thường sau một thời gian sử dụng thì miếng trám sẽ bị bong tróc hoặc bung ra khỏi vị trí do các lực tác động hoặc kích thích từ lực nhai, các loại thực phẩm,…
(*) Đối với các răng sau khi đã hàn trám hoặc điều trị tủy thường trở nên yếu, giòn và dễ bể nên lời khuyên tốt nhất của bác sĩ tại Nha khoa Lê Quân đó là nên bọc răng sứ để điều trị răng sâu giúp bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, loại bỏ hoàn toàn tình trạng sâu răng.
Quá trình trám răng sâu tại Nha khoa Lê Quân
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng răng miệng tổng quát và có chỉ định kiểm tra cụ thể. Tùy thuộc vào điều kiện của từng khách hàng mà bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn vật liệu trám thích hợp.
Bước 2: Làm sạch răng, nạo sạch vết sâu
Làm sạch răng và khoang miệng là bước tiếp theo cần thiết trước khi tiến hành. Nếu bạn bị sâu răng, nha sĩ sẽ dùng mũi khoan lấy sạch phần răng sâu. Sau đó phết một lớp mỏng giúp răng không bị ê buốt.
Bước 3: Tạo hình xoang trám
Bác sĩ dùng mũi khoan hoặc dụng cụ nha khoa chuyên biệt để tạo hình xoang trám. Bề mặt răng sẽ được làm nhám bằng axit, tương tự như kỹ thuật trám bít hố rãnh, giúp cho lớp keo dán sau này dính chặt vào bề mặt cần trám. Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, nha sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán.
Bước 4: Tiến hành trám răng
Sau khi rửa sạch axit và thổi khô răng, nha sĩ sẽ phết lên bề mặt trám một lớp keo dán. Tiếp sau đó là lớp composite có màu giống như màu của răng đang trám. Chỉnh sửa cho đến khi chỗ trám đạt được yêu cầu phục hình và thẩm mỹ.
Bước 5: Sử dụng ánh sáng Laser để gắn kết các lớp vật liệu trám với bề mặt răng
Nha sĩ dùng một chiếc đèn đặc biệt để chiếu vào miếng trám giúp cho composite đông cứng lại.
Bước 6: Kiểm tra hoàn tất quá trình và dặn dò thăm khám trước khi ra về
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Lê Quân để được giải đáp ngay nhé!